CFVG Hanoi

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân

Điện thoại: 02436 280 280. Ext: 6213 & 6215

Hotline: 0913 716 818/ 0936 396 499

Email : info@cfvg.org
Địa chỉ: Tầng 12, Nhà A1, ĐH Kinh tế Quốc dân, 207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

CFVG HCMC

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM

Tel: [84-8] 3 830 01 03

Hotline: 0909 054 696

Email: info@cfvg.org
Địa chỉ: Số 91, Ba Tháng Hai, Quận 10, TP. HCM

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỔI TÊN THƯƠNG HIỆU

21/06/2017

Thương hiệu chính là linh hồn của doanh nghiệp, được tạo dựng trong cả quá trình dài và tiêu tốn khá nhiều chi phí cho marketing để định vị thương hiệu công ty. Tuy nhiên, với sự phát triển của công ty, đôi khi thương hiệu ban đầu không còn thích hợp. Hãy cùng CFVG tham khảo những trường hợp sau đây, chứng minh rằng đổi tên thương hiệu là điều cần thiết và tất yếu:

1. Khi tên thương hiệu không đại diện cho Công ty: Những trường hợp nổi bật  như Sony, Starbucks Coffee và Apple. Gần cuối thế kỷ XIX Sony được biết đến với cái tên khá dài: Tokyo Telecommunication Engineering Corporation. Theo đà phát triển của công ty, Sony đã vươn mình ra thị trường thế giới và cũng không chỉ có sản phẩm là mảng viễn thông.

Bạn có biết ban đâu, thương thiệu Starbuck có tên là “Starbuck Coffee”. Khi mới thành lập, công ty chỉ có một sản phẩm duy nhất đó là cà-phê. Nhưng với sự phát triển của chuỗi cửa hàng, Starbuck có thêm nhiều sản phẩm khác như bánh ngọt, trà, Chocolate và nhiều thứ khác nữa không liên quan đến Cà phê. Chính vì thế, quyết định đổi tên thương hiệu của công ty từ “Starbucks Coffee” thành Starbucks Corp, là một điều hoàn toàn hợp lý.

Apple là thương hiệu nổi tiếng với những sản phẩm điên tử thời thượng.  Cái tên “Apple Inc” là kết quả sau việc công bố thành công chiếc Iphone đầu tiên vào năm 2007 và thương hiệu Apple đã thay thế từ Apple Computer, viết lên lịch sử của hãng với những sản phẩm hấp dẫn không chỉ có máy tính.

2. Khi sự mua bán, sát nhập các thương hiệu xảy ra. Gong cha – một thương hiệu có hàng trăm cửa hàng trà sữa tại Singapore đã bất ngờ được thay thế bằng cái tên mới là Liho. Đây là kết quả của việc mua bán và sát nhập thương hiệu, khi công ty mẹ tại Đài Loan đã mua lại bởi Gong Cha Korea với những điều lệ mới được ban hành từ CEO mới. Nhà điều hành Gong Cha Singapore không muốn ràng buộc với những điều khoản mới không phù hợp và đã quyết định chấm dứt nhượng quyền, như vậy LiHo đã ra đời như một cái tên – 1 thương hiệu trà sữa hoàn toàn mới.

3. Khi truyền thông sẽ gặp vấn đề với tên thương hiệu.

Một vài công ty phải đổi tên bởi họ gặp phải vấn đề tồi tệ về truyền thông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng công ty. Ví dụ, Philip Morris (một công ty thuốc lá) đã gây ra tranh cãi khi họ đổi tên thành Altria. Đây là cách để Ông chùm trong linh vực thuốc lá này tránh những hình ảnh tiêu cực của thuốc lá. Tại Việt Nam, phải việc đổi tên thương hiệu khi gặp vấn đề về truyền thông phải kể đên cách giải quyết thông mình của Hoàng Khải khi ông đã đổi thương hiệu “Phở Dính” thành “Phở Sương”. Do tên thương hiệu ban đầu bị giới đầu cơ mua hàng loạt tên miền liên quan đến Phodinh và được giao bán với giá 10.000 USD. Cách giải quyết sáng suốt là không tiếp tay cho cách làm ăn chộp giật và sáng tạo một tên thương hiệu mới.

Định vị thương hiệu là cả một quá trình, diễn ra liên tục và là những nỗ lực, quyết tâm, chính sách của các lãnh đạo để tái định vị thương hiệu mới, phù hợp với công ty, với thị trường và truyền thông đại chúng nói chung. 

 

Nhận xét của bạn

Informations

21, June, 2017