TÌM HIỂU TOÀN CẦU HÓA VỚI MEBF
12/05/2017
Toàn cầu hóa (Globalization) là một chủ đề không hề mới bởi đây được coi là xu hướng phát triển tất yếu của nhân loại. Tuy nhiên, xu hướng này luôn tạo ra nhiều vấn đề mới không chỉ với các quốc gia phát triển mà còn với nhiều đất nước đang phát triển khác.
Vậy đối với các quốc gia mới nổi như Việt Nam, xu hướng toàn cầu hóa đã và đang thay đổi nền kinh tế của đất nước này như thế nào? Câu hỏi này sẽ được phần nào giải đáp thông qua môn học “Các nước mới nổi trong quá trình toàn cầu hóa”, thuộc chương trình Thạc sỹ Kinh tế Tài chính Ngân hàng (MEBF) tại trường CFVG.
Môn học được giảng dạy theo tiêu chuẩn đào tạo của một chương trình mang tầm cỡ quốc tế và được trực tiếp truyền đạt bởi Giáo sư Joel Metais – Giám đốc chương trình Kinh Tế Tài Chính Quốc Tế tại đại học Paris Dauphine, Pháp. Giáo sư hiện cũng là Giám đốc Khoa học của chương trình MEBF - chương trình liên kết giữa trường Đại học Paris-Dauphine và ESCP-Europe của Pháp tại CFVG Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Với mục tiêu xuyên suốt của môn học là giúp học viên nhận định rõ các đặc điểm chính của quá trình toàn cầu hóa, những mặt tích cực và hạn chế của nó đối với các quốc gia mới nổi và có tốc độ phát triển nhanh như Việt Nam.
Môn học được chia làm 4 phần, nhằm bao quát được toàn bộ các nội dung chủ yếu liên quan đến toàn cầu hóa và thương mại quốc tế:
- Các khía cạnh khác nhau của toàn cầu hoá và sự phản ánh của nó trong thực tế.
- Thương mại quốc tế và tăng trưởng dưới góc nhìn của khía cạnh lịch sử
- Các yếu tố quyết định của thương mại quốc tế: những khó khăn và thách thức của một môi trường kinh tế vĩ mô mới; vấn đề đổi mới công nghệ, bãi bỏ quy định trong nhiều lĩnh vực ...
- Lợi ích cho các nước mới nổi (lợi ích từ thương mại quốc tế, tiếp cận công nghệ ...) và các tác động tiêu cực (tự do hóa tài chính và khủng hoảng tài chính)
- Các nước mới nổi có nên hưởng lợi từ những sự miễn thuế? (Điều khoản xã hội, tự do hóa tài chính một phần)
Tất cả những nội dung trên sẽ được tóm lược và truyền đạt đến học viên xuyên suốt toàn bộ 24 giờ học. Điều này đảm bảo cho học viên sau khi hoàn thành chương trình MEBF có thể nắm vững toàn bộ kiến thức, đồng thời có cái nhìn bao quát và sâu sắc hơn về toàn cầu hóa cùng những tác động của nó đến các nền kinh tế mới nổi mà Việt Nam là một trong số đó.
Tìm hiểu thêm những nội dung hấp dẫn về môn học và chương trình Thạc sỹ Kinh tế Tài chính Ngân hàng (MEBF)của CFVG tại: https://www.cfvg.org/chuong-trinh/mebf-vi-vn/