CFVG Hanoi

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân

Điện thoại: 02436 280 280. Ext: 6213 & 6215

Hotline: 0913 716 818/ 0936 396 499

Email : info@cfvg.org
Địa chỉ: Tầng 12, Nhà A1, ĐH Kinh tế Quốc dân, 207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

CFVG HCMC

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM

Tel: [84-8] 3 830 01 03

Hotline: 0909 054 696

Email: info@cfvg.org
Địa chỉ: Số 91, Ba Tháng Hai, Quận 10, TP. HCM

3 QUI TRÌNH QUAN TRỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG

24/08/2018

Các quyết định liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng được thực hiện hàng trăm lần mỗi ngày trong một doanh nghiệp, quyết định sự phát triển của sản phẩm, khả năng bán hàng, vận chuyển và sản xuất.

Những quyết định này đảm bảo hiệu quả cung ứng sản phẩm theo một chuỗi cung ứng với mục đích thu về lợi nhuận tốt nhất, và hầu hết các ví dụ liên quan đều quy về 3 hoạt động chính: sản xuất (manufacturing), mối quan hệ với nhà cung cấp (supplier relationship) và Logistics.

1. Sản xuất
Những mô hình sản xuất được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp là phương pháp quản lý Kanban và Just-In-Time (đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng thời điểm). Tuy nhiên, với môt số dòng sản phẩm đặc thù, nếu thời gian vận chuyển nguyên vật liệu của bên cung ứng không đáp ứng được hoạt động sản xuất thì phương pháp JIT sẽ không phù hợp. Chính vì vậy, nhiều nhà quản lý địa phương thường đưa ra quyết định lưu trữ hàng hoá đảm bảo mặt hàng luôn có sẵn trong kho phòng trường hợp sản xuất bị gián đoạn. Sở hữu một lượng hàng kho lớn đồng nghĩa với việc phát sinh thêm chi phí nhưng doanh nghiệp sẽ còn mất khoản doanh thu lớn hơn nếu dây chuyền sản xuất bị ngừng lại do thiếu mặt hàng cung cấp cho khách hàng.

2. Mối quan hệ với nhà cung cấp
Hợp đồng thương lượng và mối quan hệ với các nhà cung cấp toàn cầu tạo nên lợi thế để doanh nghiệp tận dụng sức mua toàn cầu. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể nhưng với từng khu vực địa phương cụ thể sẽ phải trao đổi để thống nhất cách thức hoạt động với nhà cung cấp đảm bảo chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, có những trường hợp, chất lượng sản phẩm cung ứng bởi nhà cung cấp chưa đảm bảo yêu cầu với thị trường có thể từ phía nguyên vật liệu, do chưa nghiên cứu kỹ về thị hiếu khách hàng hoặc một số nguyên nhân khác. Để hạn chế những trường hợp này, ngay từ đầu các nhà quản lý địa phương cần đưa đàm phán rõ ràng với nhà cung cấp để họ tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn đảm bảo yêu cầu đầu ra.

3. Logistics
Quyết định chiến lược và chiến thuật chuỗi cung ứng trong quá trình Logistics thường xuyên tập trung vào việc sử dụng bên thứ 3 (3PL). Nhiều doanh nghiệp đã xác định được chi phí của các công ty 3PL này và tích hợp chúng vào chuỗi cung ứng của họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào những bên thứ 3 này cũng có thể hoạt động vận chuyển hậu cần ở tất cả các khu vực mà doanh nghiệp yêu cầu. Trong những trường hợp đó, ban quản lý địa phương phải đưa ra quyết định thuê kho nội địa và đàm phán với các công ty hậu cần (logistics) trong khu vực đó.

Sở hữu một chuỗi cung ứng được tối ưu hoá cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng đúng thời hạn với mức tối đa doanh thu và giảm thiểu chi phí.

Nhưng làm thế nào để tối ưu hoá chuỗi cung ứng ? Mọi vấn đề ở trên sẽ được giải đáp qua bộ môn “Operations Strategy and Supply Chain Management" (Chiến lược hoạt động và Quản lý Chuỗi Cung ứng) đầy thú vị giảng dạy bởi các giảng viên đầu ngành của chương trình CFVG MSCM – Thạc sỹ Quản lý Chuỗi Cung Ứng.

Nếu bạn có hứng thú với chuyên ngành Quản lý Chuỗi Cung Ứng, hãy nhanh tay đăng kí ứng tuyển chương trình này !

 

Nhận xét của bạn

Informations

24, August, 2018